Hành trình khởi nguyên của Ngỗng - Từ một ý niệm đến sứ mệnh bền vững
Trong mỗi hạt gạo là câu chuyện của người nông dân, của đất trời và của những giá trị bền vững chúng ta nỗ lực giữ gìn. Ngỗng không chỉ là một thương hiệu gạo, mà là một hành trình tìm kiếm lời giải cho bài toán nông nghiệp sạch và bền vững. Từ khát vọng của một chàng trai trẻ đến việc xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp, đây là câu chuyện về Ngỗng - nơi kết nối nông dân, chuyên gia và người tiêu dùng trong hành trình kiến tạo giá trị.
Giai đoạn 1: Hành trình của chàng trai Ngông tìm triết lý Ngỗng
Với đam mê nông nghiệp và truyền truyền thống gia đình gắn bó với đồng ruộng, được tiếp xúc nhiều với nông dân, Bùi Ngọc Cường founder của Ngỗng quyết tâm theo học nông nghiệp tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Sau đó, Cường tiếp tục sang Hà Lan du học về quản trị kinh doanh chuyên ngành phát triển bền vững với mong muốn giúp nông dân Việt Nam có thể sản xuất công nghiệp hóa, đưa khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất giúp nông dân đỡ vất vả thoát cảnh “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và cải thiện thu nhập.
Thế nhưng, trong hành trình học tập và quan sát thực tế, Cường dần nhận ra một nghịch lý. Ngay cả ở những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Pháp, Hà Lan, nông dân vẫn biểu tình, đổ sữa ra đường vì giá quá rẻ. Tại Mỹ, người tiêu dùng vẫn xuống đường phản đối thực phẩm biến đổi gen GMO. Những cánh đồng xanh mướt kia thực ra đang chìm trong thuốc trừ sâu, đất đai chai sạn vì lạm dụng phân bón hóa học.
Cường không phản đối công nghệ cao, nhưng anh tin rằng, nông nghiệp bền vững không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.
Năm 2016, anh quyết định gap year, trở về Việt Nam để tự mình tìm câu trả lời. Hơn một năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước, Cường gặp gỡ nông dân, chuyên gia, khám phá nhiều mô hình nông nghiệp, đặc biệt là những mô hình hướng đến sự bền vững. Thế nhưng, lúc đó, giấc mơ của anh vẫn còn mơ hồ, chưa đủ rõ ràng để có thể giải thích với mọi người.
Bố mẹ anh thất vọng. Một đứa con từng được kỳ vọng sẽ nối nghiệp kinh doanh gia đình, giờ lại bỏ học, lang thang khắp nơi không có công việc ổn định. Nhưng Cường vẫn tiếp tục hành trình của mình.
Khi đặt chân đến Hội An, anh bất ngờ trước mô hình rau hữu cơ PGS. Ở đó, những người nông dân không chỉ sản xuất thực phẩm sạch, mà còn tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ nhỏ, làm hướng dẫn viên du lịch, lan tỏa tình yêu với nông nghiệp. Điều khiến Cường ấn tượng nhất không chỉ là cách họ làm nông, mà là sự hạnh phúc ánh lên trong mắt họ.
Từ đó, anh bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về hệ thống PGS – mô hình chứng nhận hữu cơ có sự tham gia của cộng đồng. Anh gia nhập Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam để hiểu rõ cách vận hành, quy trình giám sát và làm việc trực tiếp với nông hộ.
Một con đường mới dần mở ra. Triết lý Ngỗng bắt đầu được hình thành.
Giai đoạn 2: Câu chuyện trưởng thành: từ triết lý Ngỗng đến hệ sinh thái Ngỗng
Tin rằng hành trình vạn dặm cũng cần những bước đi đầu tiên, những điều Cường thấy và học hỏi trong những năm qua và những giải pháp Cường tin rằng sẽ bền vững và tốt cho người nông dân, khách hàng và cả hệ sinh thái cần được thử thách để thực tế trả lời về tính khả thi của nó.
Năm 2018, Cường quyết định không quay lại Hà Lan hoàn thiện chương trình học mà thành lập công ty cổ phần thực phẩm An Biên với thương hiệu Ngỗng. Bắt đầu trên chính mảnh đất quê hương mình, khi thấy vùng bãi nuôi rươi Hải Phòng có nguồn gạo dù rất sạch do đặc thù nông dân nuôi rươi không sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học độc hại và lúa trồng để xốp đất và làm mát ruộng, gạo thì sạch nhưng chi phí sản xuất cao nông dân không bán được phải bán giá rẻ cho đội nấu rượu hay nuôi gà, vịt, Ngỗng.
Hơn nữa gạo cũng là sản phẩm thiết yếu, có mặt trong mọi bữa ăn gia đình Việt, diện tích sản xuất lúa thì rất lớn trong khi thu nhập của người nông dân trồng lúa thì bấp bênh.
Bốn năm làm anh “hàng sáo" bán gạo cũng lên bờ xuống ruộng đồng hành với nông dân càng thấm, càng hiểu tại sao nông dân không bán được và chính bản thân Ngỗng là những người trẻ nhiệt huyết và năng động được đào tạo bài bản cũng gặp rất nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu, sâu hại dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất, không ổn định đầu ra trong khi giá bán, chi phí sản xuất cao, vận chuyển, hàng hỏng hủy nhiều khiến giá thành sản phẩm đội nên cao, khách hàng khó tiếp cận.
Quá nhiều khó khăn quá nhiều thách thức, nhưng chính mong muốn xây dựng một giải pháp nông nghiệp bền vững, những trải nghiệm về hệ sinh thái trong nông nghiệp hữu cơ, và hình ảnh đàn Ngỗng cùng bay về một hướng, không có con đầu đàn mà thay phiên nhau bổ trợ nhau đã củng cố niềm tin rằng nông nghiệp bền vững cần một hệ sinh thái, có sự tham ra cùng giải quyết vấn đề chung của tất cả các thành tố trong nó, từ người nông dân, chuyên gia, chính quyền, đơn vị chế biến, thương mại, bán hàng... đến khách hàng chứ không chỉ riêng mình Ngỗng.
Hệ sinh thái nông nghiệp bền vững của Ngỗng với 5 dự án chính
Vườn Đồng Hành
Sổ Gạo - Cánh Đồng Sẻ Chia
Chuyến Đi Của Ngỗng
Dự Án Trứng Vàng
Ngong.vn
Kết luận
Hành trình của Ngỗng không chỉ đơn thuần là câu chuyện về một thương hiệu gạo sạch, mà còn là hành trình của những con người tâm huyết với nền nông nghiệp bền vững. Từ những bước đi đầu tiên đầy thử thách cho đến khi hình thành hệ sinh thái nông nghiệp Ngỗng, tất cả đều xuất phát từ mong muốn mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho người nông dân, môi trường và người tiêu dùng.