Chứng nhận HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề được cả xã hội đặc biệt an tâm. Nhất là khi, ngày càng nhiều các sản phẩm không rõ nguồn gốc, các cơ sở kinh doanh bẩn được đưa ra ánh sáng.
Trong bối cảnh này, chứng nhận HACCP, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, từ lâu được biết đến là công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn cho sản phẩm. Đồng thời, người tiêu dùng cũng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm chất lượng đảm bảo cho gia đình.
1. Tiêu chuẩn HACCP là gì?
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point. Có nghĩa là hệ thống quản lý chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
HACCP là viết tắt của cụm từ nào ?
HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung. Sau đó, HACCP nhanh chóng trở thành một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
HACCP được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân tích những mối nguy và kiểm soát giới hạn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP hiện tại không chỉ đơn thuần là phân tích và kiểm soát, nó còn là công cụ nhằm bảo đảm được những điều kiện tiên quyết như quy định về thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, về thực hành vệ sinh tốt theo tiêu chuẩn SSOP và cả những tiêu chuẩn cực kỳ cần thiết khác.
2. Nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP
Để được nhận chứng nhận HACCP, doanh nghiệp cần đảm bảo các nguyên tắc:
2.1 Phân tích những mối hiểm nguy có thể xảy ra
Xác định tất cả những mối nguy cơ tiềm ẩn ở những giai đoạn quan trọng bao gồm: Sơ chế, chế biến, phân phối và tiêu thụ. Đánh giá khả năng xuất hiện những mối nguy hiểm đó và xác định các giải pháp kiểm soát.
2.2 Xác định CCP – các điểm kiểm soát giới hạn.
Được thực hiện từng công đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm để loại bỏ hoàn toàn các nguy hại hoặc hạn chế tối đa khả năng xuất hiện của các điểm này.
2.3 Xác định ngưỡng giới hạn để có thể khống chế một cách hiệu quả.
2.4 Xây dựng hệ thống giám sát các điểm CCP với các chương trình thử nghiệm, quan sát để có thể giám sát và kiểm soát những điểm giới hạn CCP.
2.5 Xây dựng những hoạt động khắc phục cần thực hiện khi hệ thống giám sát được nhận thấy có một điểm kiểm soát giới hạn không được thực hiện một cách đầy đủ.
2.6 Thiết lập những thủ tục kiểm tra, giám sát để khẳng định hệ thống tiêu chuẩn HACCP luôn hoạt động hiệu quả.
2.7 Xây dựng các tài liệu liên quan đến thủ tục, những hoạt động của hệ thống HACCP phù hợp với những bước áp dụng và các nguyên tắc nêu trên.
3. Sản phẩm của Ngỗng đạt chứng nhận HACCP
Nguồn ảnh: Internet
Các sản phẩm của Ngỗng đạt chứng nhận HACCP nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo về vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm an toàn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua thực phẩm…