Giỏ hàng

Ngông Ngã Ngỗng

Nhiều khách hàng khá thắc mắc và thường hỏi: "Tại sao lại đặt tên là Ngỗng?". Hôm nay, hãy cùng  khám phá câu chuyện về thương hiệu Ngỗng và ý nghĩa cái tên này với chúng mình nhé!

Câu chuyện khởi nguồn thương hiệu Ngỗng

Cái tên Ngỗng đến với team một cách giản dị mà cũng đầy duyên nợ. Đó là câu chuyện về những người nông dân trồng lúa ở ruộng rươi. Dù gạo rất ngon và giàu dinh dưỡng do trồng trên vùng đất bãi cửa sông, phù sa bồi đắp và phân hữu cơ nuôi rươi rất nhiều và đặc biệt hoàn toàn sạch không hóa chất độc hại nhưng năng suất thấp và không bán được do không có thương hiệu uy tín, khách hàng biết đến cũng những phân biệt gạo ruộng rươi thật giả trên thị trường. Với diện tích hơn 2000 ha ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận thì hàng trăm tấn thóc ruộng rươi đã không bán được để mối mọt và phải mang đi nuôi gà, vịt và Ngỗng.

Trên hành trình đi học đại học nông nghiệp, du học Hà Lan về phát triển bền vững và hơn năm xuyên Việt đi tìm hướng phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, qua rất nhiều farm và tỉnh thành với rất nhiều tiềm năng lợi, tài nguyên bản địa để phát triển các đặc sản nông nghiệp Việt Nam đã nhen nhóm trong anh Bùi Ngọc Cường - Founder của Ngỗng về ý định phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Nhớ lại hình ảnh đàn Ngỗng hàng trăm con đang ăn thóc ruộng rươi - một đặc sản quê hương nhưng vì chưa có thương hiệu nên không có chỗ đứng trên thị trường và người nông dân đang dần bỏ trồng cấy lúa vì năng suất thấp, anh Cường đã quyết định về quê phát triển thương hiệu Ngỗng với sản phẩm đầu tay là Gạo Ngỗng - gạo từ ruộng rươi. Cái tên “Ngỗng” như một lời nhắc nhở về sự giàu có trù phú của quê hương đất nước, về những sản phẩm nông sản Việt cần được nâng cao vị thế và những người nông dân cần có sự đồng hành của những người trẻ.

Và với tâm niệm muốn quay về phụng sự quê hương đất nước, tiếng Việt đã tặng team một chữ NGỖNG đầy ý nghĩa và diễn đạt đúng tính cách và mong muốn của cả team.

Ý nghĩa của chữ NGỖNG

 

Trong chữ NGỖNG, chúng ta thấy:

Có chữ NÔNG là nông dân, nông sản, những con người, những sản phẩm tuyệt vời mà Ngỗng đồng hành.

Có chữ NGON là chất lượng sản phẩm mà team đang hướng tới.

Có chữ NGÔNG của tuổi trẻ, có dấu ~ (ngã) của sự trải nghiệm. 

NGỖNG là sự trưởng thành là chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng và cải thiện, là sự đồng hành cùng nông dân, nông sản Việt.

Không chỉ có vậy, hình tượng đàn Ngỗng di cư còn thể hiện sự đoàn kết, cùng hướng về một đich đến, một mục tiêu chung với sự bình đẳng, đồng hành và sẻ chia. Đó cũng chính là cách mà team Ngỗng, với phần lớn là các bạn trẻ đang làm việc với nhau và làm việc với người nông dân.

Hình tượng Ngỗng trong văn hóa phương Tây và các nước Đông Nam Á

Và nếu tìm hiểu rộng hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị trong hình tượng Ngỗng trong văn hóa phương Tây và các nước Đông Nam Á

Trong văn hóa phương Tây

Đàn ngỗng bay theo đội hình chữ V. Ảnh minh họa: Internet.

Vào mùa thu, bạn có thể sẽ dễ dàng bắt gặp những đàn ngỗng bay về phương Nam tránh rét theo hình chữ V, đó có phải là một hiện tượng tự nhiên hay ẩn chứa một lý lẽ khoa học nào khác?

Sở dĩ, khi mỗi con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó sẽ tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V mà đàn ngỗng có thể tiết kiệm được khoảng 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Khi một con ngỗng bay lạc khỏi đội hình chữ V, nó sẽ nhanh chóng cảm thấy sức kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại bầy đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.

Suy rộng ra, với một tập thể con người cũng vậy. Khi mỗi cá nhân trong tậ thể cùng chia sẻ những mục tiêu chung, cùng đi đến tiếng nói chung, khi đó, công việc sẽ suôn sẻ hơn vì có sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau.

Khi chúng ta cảm nhận được sự tinh tế của loài Ngỗng, chúng ta cũng sẽ học được cách chia sẻ thông tin với những người có cùng mục tiêu. 

Đồng thời, bạn có thấy không, khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ thay vị trí dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Trong đội hình chữ V của đàn ngỗng, tiếng kêu từ phía sau giống như một nguồn động lực mạnh mẽ để những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Trong tập thể cũng vậy, những lời động viên sẽ tạo nên khối sức mạnh to lớn cho những người đứng đầu, giúp họ giữ vững tinh thần trước áp lực công việc và phấn đấu vì tập thể. 

Cuối cùng, nếu một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để đi cùng con ngỗng bị thương cũng như bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến khi nào còn ngỗng bị thương có thể bay trở lại hoặc là chết. Sau đó, chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về phương Nam.

Đàn ngỗng với đội hình chữ V như những mũi tên lao về đích, cùng nhau cố gắng, cùng nương tựa, sẻ chia và giúp đỡ nhau. Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn, cùng nhau cố gắng và san sẻ áp lực để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Giống như con ngỗng được hưởng ưu thế của sức mạnh bầy đàn, bạn hãy nhớ, mình cũng đang được hưởng một đặc ân khi làm việc trong một nhóm, một tập thể nào đó.

Trong văn hóa các nước Đông Nam Á

Hamsa là một từ trong tiếng Phạn, chỉ một loài chim sống dưới nước, thường được cho là ngỗng hay thiên nga, song nó luôn được hiểu là linh điểu, biểu trưng thiêng của nền văn hóa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Theo tín lý Hindu, Hamsa là loài ngỗng, vào mùa hạ thường luôn di trú đến hồ thiêng Manasarovar trên dãy Tuyết sơn (Himalaya). Manasarovar có nghĩa là "hồ tâm trí", được đồng nhất với sự tinh khiết: ai được uống nước hồ này thì khi chết sẽ được siêu sinh lên cảnh giới của thần Siva và nước hồ có khả năng thanh tẩy tội lỗi của một trăm kiếp đời. Chính vì được sống ở nơi hồ nước thiêng thanh tịnh này mà Hamsa là một yếu tố quan trọng trong hệ biểu tượng của trí tuệ và cái đẹp.

 

Hamsa cũng được biết đến là vật cưỡi của thần sáng tạo Brahma. Ảnh minh họa: Internet

Hamsa cũng được biết đến là vật cưỡi của thần sáng tạo Brahma. Trong Upanishads, Hamsa sở hữu trí tuệ thiêng liêng của thần Brahma, và cũng là vật cưỡi của người phối ngẫy của thần Brahma là Sarasvati - nữ thần của sự thông thái, trí tuệ. Hamsa được tin là ăn những hạt ngọc trai và có khả năng tách sữa từ hỗn hợp sữa và nước. Đó là biểu tượng của sự sáng suốt và uyên tâm.

Sự bay lượn của Hamsa trên bầu trời bao la cũng biểu tượng cho sự giải thoát khỏi vòng/ chu kỳ luân hồi. Con vật có ý nghĩa đặc biệt trong truyền thuyết nguyên luận của Advaita Vedanta - khi chúng sống trên nước nhưng lông của chúng không hề bị ướt bởi nước.

Trong Phật giáo, một trong những tiền thân của Đức Phật được kể trong Jataka là một Hamsa, lúc đó Ngài là một Hamsa đầu đàn, cai quản 96.000 Hamsa khác. Có lẽ từ câu chuyện bổ sanh này, Đức Phật được tôn là " Hamsaraja" - và trong ngữ cảnh văn hóa Hán được dịch là "Nhạn vương". Theo đó, "Nhạn môn" được dùng để chỉ " Phật môn", "Nhạn đường" đồng nghĩa với "Nhạn vũ", dùng để chỉ cho chùa Phật, và ngôi tháp "Hamsa -stupa" ở Ấn Độ xưa được dịch là "Nhạn tháp"...

Hình tượng Hamsa cũng được dùng rộng rãi trong nghệ thuật Phật giáo thuộc trường phái Gandhara, cùng với hình ảnh Đức Phật Shakyamuni, được tôn kính linh thiêng trong Phật pháp, được chạm khắc đá trang trí các trụ tròn hay đường viền trên tranh tô vẽ hay thiết kế ở các tranh thêu kim tuyến.

Ngoài Ấn Độ, Hintha/ Hamsa được mô tả đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật Miến Điện và là biểu tượng tộc người Mon. Thần thoại về chim nước Hintha (Hamsa) của Miến Điện có nguồn gốc từ con sông Bago - một con sông chảy mạnh vào sông Yangon và từ đó đổ ra biển. Xưa kia, đây là vùng rộng lớn chìm trong nước và chỉ duy nhất chóp của một cồn đất là đứng vững trước dòng chảy của con sông. Theo thần thoại, hai hoàng tử - người sau đó dựng nên vuông quốc thấy một cặp chim Hintha với chiếc cổ lông màu kim sáng rực, nghỉ trên chóp đất này. Cồn đất khô này quá nhỏ nên chim máu phải đậu lên lưng con chim trống. Hình tượng Hintha trong điêu khắc gỗ ở Miến Điện cũng bắt nguồn từ đó.

Hamsa xuất hiện trong văn hóa các nước Đông Nam Á, trước hết là từ ảnh hưởng của Bà - la - môn và sau đó hội nhập vào trong mỹ thuật Phật giáo. 

Hamsa trong di tích Bà - la - môn giáo là vật cỡi của thần sáng tạo Brahma hay Sarasvati ( vợ của Brahma) - nữ thần trí tuệ, được coi là biểu tượng của trí tuệ, được Phật giáo tiếp nhận làm biểu tượng cho sự phổ truyền Phật pháp. Các chùa Phật giáo Tiểu thừa thường đặt Hamsa trên đỉnh cột phướn dựng giữa sân chùa một cách trang trọng.

Tại Thái Lan, Hamsa được gọi là chim "Hong", được cho là con vật không tưởng đẹp nhất, giống thiên nga ở mình dài, cổ mảnh mai/ thon thả và lù xù lông với đuôi xòe, duyên dáng ở nhieufe chùa Phật miền Bắc Thái Lam.

Một dạng hình tượng chim Hong tao nhã xuất hiện trên cổng, của và cửa sổ tòa nhà tu viện, nơi chúng hòa quyện vào các đồ án trang trí trau chuốt, tỉ mỉ và trở thành một phần không thể thiếu của khung/cửa tò vò. 

Chim Hong được đặt trên đỉnh của loại cột phướn "Saothong", cột gỗ cao, đỉnh treo miếng gỗ mỏng và dài hay còn gọi là phướn vải gọi là thong. Khi đóng vai trò quan trọng chim Hong thường trang nghiêm với 1 cái long hoặc mũ miện mọc lên từ lưng. Chim Hong được xem là vật trung gian giữa con người và thần Phật, thường ngậm ở mỏ một sợi dây hay dây leo treo một chiếc lá bồ đề - sự chuyển động theo cơn gió nhẹ mang những lời cầu nguyện từ mặt đất lên cõi trên của Trời Phật.

Nhìn chung, Hamsa từ một linh điểu thần thoại Hindu đã tiếp tục hóa thân thành Hongsa, Hintha, Hong... trong Phật giáo Tiểu thừa và trong ngữ cảnh văn hóa Hán đã thành chim nhạn trong văn hóa Phật giáo Đại thừa. 

-------------------------------

Mời bạn khám phá những sản phẩm Ngon - Lành - Sạch của Ngỗng TẠI ĐÂY